Tin tức

23

05

Ghi chú – Tuyệt kĩ không thể nào thiếu cho sinh viên và du học sinh

Admin | 23.05.2019

 

Kĩ năng “note-taking” – “ghi chú” là “tuyệt kĩ sống còn” đối với các bạn học sinh, sinh viên và đặc biệt là du học sinh vì nó giúp bạn ghi chép lại nội dung bài học khi nghe giảng hoặc giúp bạn hiểu được nội dung của bài đọc hoặc bạn nghe khi nghiên cứu ngoài lớp học. Ghi chú giúp các bạn sinh viên và học sinh nhớ được nội dung chính cũng như chủ đề chính của bài giảng hoặc bài đọc. Đồng thời, ghi chú cũng giúp các bạn hình thành và phát triển hói quen học tập cho riêng mình. Tuy nhiên, đây cũng là một kĩ năng “khó nhằn” đối với các bạn học sinh và sinh viên vì chưa có ai thực sự dạy hoặc tổng hợp về kĩ năng này.

Có rất nhiều kiểu ghi chú, tuy nhiên sau đây là 5 kiểu ghi chú phổ biến và dễ sử dụng mà Broward Vietnam đã chọn lọc và tổng hợp cho các bạn sinh viên

Ghi chú Cornell – The Cornell Note-taking

 

Kiểu ghi chú này giúp sinh viên ghi chép lại các bài giảng hoặc bài đọc một cách có hệ thống và hỗ trợ cho việc ôn tập và nghiên cứu ngoài lớp học của các bạn.

Cách sử dụng:

  • Chia trang vở thành hai cột bao gồm phần lớn cho bài giảng trên lớn và phần nhỏ phía bên tay trái cho các từ khóa, phân thích và các câu hỏi nghiên cứu sau lớp học.
    • Ghi chú lại phần bài giảng ở khi ở trên lớp ở phần không gian lớn bên phải của trang vở.
    • Ghi chép các từ khóa, phân tích chi tiết hoặc các câu hỏi nghiên cứu của từng mục nội dung ở cột bên trái sau giờ học.

Lợi ích:

  • Giúp ghi chép lại bài giảng một cách bài bản và có hệ thống.
  • Bố cục dễ nhìn, giúp rút ra được nội dung và ý chính của bài giảng cũng như bài đọc.
  • Đơn giảng nhưng hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Ghi chú dưới dạng “Bản đồ” – Mapping Note-taking

 

Ghi chú “Bản đồ” – Mapping Note-taking, hay còn được gọi là “mind-map” là một dạng ghi chú tượng hình hơn để trình bày nội dung bài học, bài nghe hoặc bài viết. Kiểu ghi chú này giúp sinh viên cái nhìn chi tiết hơn về bài giảng nhở vào mối tương quan và liên hệ giữa các chi tiết của bài giảng. “Bản đồ thích hợp cho các bài giảng “nặng” cùng nhiều nội dung và thông tin.

Cách sử dụng

  • Bắt đầu cùng nội dung chính ở chính giữa hoặc đầu trang.
  • Chia các nội dung phụ thành các nhánh khác nhau.
  • Tiếp tục chia nhánh cho các ý và nội dung hỗ trợ ở các nhánh “nội dung phụ. Tiếp tục chia nhánh như vậy cho các thông tin bổ trợ để hoàn thành “bản đồ” ghi chép.

Lợi ích:

  • Tuyệt đối hữu ích giành cho các “tín-đồ-học-bằng-mắt”.
  • Giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng và dễ dàng ghi nhớ mối liên hệ giữa các nội dung và chủ đề.

Ghi chú “ý chính” – Outlining Note-taking

 

Ghi chú theo “trình tự” – Outlining Note-taking là kiểu ghi chú nội dung theo trình tự và mục, đi từ chủ đề chính đến các chủ đề phụ và các nội dung hỗ trợ. Kiểu ghi chép này sử dụng chữ in hoa, gạch đầu dòng hoặc thụt vào đầu dòng để thể hiện sự quan trọng của nội dung. Ví dụ như sử dụng chữ in hoa cho từ khóa chủ đề trong khi các nội dung hỗ trợ sẽ thụt đầu dòng nhiều hơn so với nội dung chính.

Cách sử dụng:

  • Ghi chú từ khóa chủ đề bằng chữ in hoa hoặc chữ to hơn so với các nội dung hỗ trợ.
  • Sử dụng gạch đầu dòng cho các chủ đề hỗ trợ.
  • Thụt đầu dòng nhiều hơn và sử dụng các kiểu kí hiệu khác cho các nội dung hỗ trợ. Ghi chú càng nhiều nội dung càng tốt.

Lợi ích:

  • Bản ghi chú gọn gàng và có hệ thống hơn.
  • Dễ dàng thấy được chủ đề chính và những nội dung hỗ trợ cũng như mối tương quan của chúng.
  • Dễ dàng chuyển các nội dung bài giảng thành các câu hỏi nghiên cứu và giúp các bạn sinh viên tìm hiểu sâu thêm chủ đề của bài giảng.

Ghi chú theo dạng “cột” – Charting Note-taking

 

Ghi chú theo dạng “cột” – Charting Note-taking thích hợp cho các bài giảng có nhiều thông tin, số liệu hoặc chi tiết cần ghi chép.

Cách sử dụng:

  • Ghi chú chi tiết, thông tin hoặc số liệu của chủ đề thành một cột.
  • Tiếp tục chia cột khi chuyển sang chủ đề kế tiếp.

Lợi ích:

  • Thông tin, số iệu và chi tiết được sắp xếp dễ nhìn và có hệ thống.
  • Giúp nêu bật được những thông chính cần ghi nhớ của từng chủ đề.

Ghi chú dạng câu – Sentence Note-taking

 

Ghi chú dạng câu – Sentence Note-taking là một dạng ghi chú khá phổ biến đối với các sinh viên Việt Nam. Kiểu ghi chú này khá đơn giản và nhanh chóng mà không có bất kì mô hình chuẩn nào. Tuy nhiên, dạng ghi chú này không hệ thống và dễ nhìn như các dạng còn lại vì các sinh viên chỉ đơn giản ghi chú lại những thông tin mà các bạn cho là quan trọng. Vì vậy, nó sẽ gây ra khó khăn khi các bạn cần ôn tập lại bài giảng.

Cách sử dụng:

  • Ghi chú lại chủ đề chính của bài giảng bằng chữ in hoa hoặc lớn hơn so với phần nội dung hỗ trợ.
  • Sử dụng gạch đầu dòng cho các ý quan trọng. Mỗi gạch đầu dòng lại mỗi ý khác nhau.

Lợi ích:

  • Kiểu ghi chép này yêu cầu sinh viên phải chọn lựa và ghi chép những nội dung quan trọng. Vì vậy, các bạn có thể dễ dàng chỉ ra được những ý chính cần ghi nhớ của bài giảng.
  • Sinh viên có thể ghi chú được rất nhiều nội dung bài giảng mà các bạn cảm thấy cần cho việc ôn tập và nghiên cứu trong tương lai với dạng ghi chú này.

Đây là 5 kiểu ghi chú khá phổ biến với các sinh viên trên thế giới. Mỗi dạng ghi chú chú có điểm ưu việt riêng. Vì vậy, sinh viên cần tùy vào hoàn cảnh để chọn ra kiểu ghi chú phù hợp với mình.

 

Bình luận trực tiếp hoặc để lại số điện thoại để được hỗ trợ

icon commnet
X
Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*

Sự kiện

Ghi chú – Tuyệt kĩ không thể nào thiếu cho sinh viên và du học sinh

face

Đăng ký ngay !

icon dk