Tin tức

23

05

Những công việc tốt nhất cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh

Admin | 23.05.2019

Những công việc tốt nhất cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh

Sinh viên ngành quản trị kinh doanh được phát triển các kỹ năng quý giá và kiến thức trong nhiều lĩnh vực giúp họ có thể đóng góp to lớn vào những công ty hơn là vì lợi nhuận. Họ có thể suy nghĩ bằng những con số.

Họ cũng có khả năng định lượng một tập hợp dữ liệu lớn, đánh giá những tác động tài chính từ những quyết định, và sử dụng số liệu để hỗ trợ những đề xuất của họ. 

Những sinh viên này học cách viết rõ ràng và chính xác các báo cáo phân tích thực tế và những tài liệu kinh doanh khác trong quá trình học tập. Những giảng viên thường yêu cầu họ hoàn tất những dự án theo nhóm để họ có thế vượt qua thử thách và học được các giá trị của kỹ năng “teamwork”, đồng thời có thể trau dồi bài thuyết trình cũng như khả năng lãnh đạo của họ.

Top 10 công việc dành cho sinh viên chuyên ngành kinh doanh 

Giá trị của bản thân, khả năng và sở thích sẽ tác động đến quyết định nghề nghiệp cuối cùng của bạn nhưng sau đây là những lựa chọn khác có thể cân nhắc trong quá trình quyết định công việc sau này của bạn.

1. Kế Toán

Kế toán giúp các tổ chức cân bằng tài chính trong các hoạt động, tuân thủ các quy định của chính phủ, tiết kiệm tiền và tối ưu các lợi nhuận. Họ sử dụng các kiến thức và kĩ năng học được trong trường đại học để đưa ra những quyết định đúng đắn về tài nguyên của tổ chức. Kế toán đại diện và truyền đạt những thông tin kinh doanh từ đồng nghiệp của họ để hoạt động tốt hơn và từ các nhà đầu tư để có thể quyết định chính xác về những khoản đầu tư của họ.

 

 

Kế toán còn thực hiện kiểm toán, cung cấp các dịch vụ tư vấn và lập kế hoạch thuế. Họ thường nắm những vị trí lãnh đạo trong bộ phận tài chính của tổ chức chính họ hoặc tổ chức của khách hàng. Tất cả các loại hình kinh doanh, tổ chức chính phủ phi lợi nhuận hoặc các tổ chức giáo dục đều cần dịch vụ kế toán.

2. Cố vấn Quản lý

Cố vấn quản lý thực hiện một quy trình cho khách hàng, không phải phương pháp phân tích thường được học trong những lớp học kinh doanh. Họ áp dụng các kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cho các dự án, tối ưu hóa các kỹ năng làm việc theo nhóm và trình bày được trau dồi qua quá trình học tập. Cố vấn hoặc nhà phân tích kinh doanh là các chuyên gia thu thập thông tin, tổ chức và lập báo cáo với những phát hiện của họ.

Họ sử dụng công nghệ một cách thuần phục trong việc xử lý và trình bày dữ liệu cho khách hàng. Là một sinh viên chuyên ngành kinh doanh, họ tận dụng các bảng tính, cơ sở dữ liệu, công cụ thuyết trình thường được áp dụng cho những dự án trong lớp. 

3. Quản lý Truyền thông Mạng Xã Hội

Các nhà quản lý truyền thông xã hội sử dụng hiểu biết công nghệ và kiến thức về truyền thông marketing có được từ ngành kinh doanh để quản lý thương hiệu của các nhà tuyển dụng trên các trang web như Facebook, LinkedIn, Pinterest, Twitter, Instagram và Tumblr. Họ tăng cường hoạt động kinh doanh, xây dựng hình ảnh thương hiệu và đại diện phát ngôn cho tổ chức của họ. Các nhà quản lý truyền thông xã hội đưa ra các kế hoạch chiến lược, giúp phát triển nội dung và đo lường tác động của các chiến dịch trực tuyến.

 

 

 

Công việc này còn nhờ sự hỗ trợ của nhân viên để thu thập thông tin cho những câu chuyện có thể được đặt trên phương tiện truyền thông xã hội. Như một người chuyên ngành kinh doanh, họ phải là những người có tinh thần đồng đội và có sự khéo léo với mọi người để có thể nhận được sự hợp tác khi họ không có quyền chính thức đối với đồng nghiệp.

4. Chuyên viên phân tích Tài chính

Sinh viên chuyên ngành kinh doanh học cách đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và phân tích xu hướng trong các ngành khác nhau. Các chuyên viên phân tích tài chính tận dụng những kỹ năng này để đánh giá các công ty, ngành và các khoản đầu tư liên quan cho khách hàng hoặc công ty mẹ của họ. Họ giải thích các báo cáo tài chính, tính toán tỷ lệ và các số liệu khác, và viết báo cáo với những lời khuyên đầu tư và phân bổ nguồn lực doanh nghiệp.

Với công việc này, họ sẽ có lợi thế từ các môn học mà là một phần của chuyên ngành kinh doanh như kế toán, tài chính, kinh tế và toán học.

5. Chuyên viên định phí bảo hiểm, thẩm định rủi ro

Sinh viên chuyên ngành kinh doanh với nền tảng vững chắc có thể trở thành nhân tố chủ chốt trong ngành bảo hiểm với tư cách là một một chuyên gia định phí bảo hiểm, thẩm định rủi ro. Các chuyên gia tính toán xác suất rủi ro có thể xảy ra như tử vong, thương tích, tai nạn, hỏa hoạn và bệnh tật khi các công ty bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán các khiếu nại. Họ sử dụng kiến thức về kế toán, tài chính và kinh tế và thực hiện phân tích phức tạp của các hoàn cảnh dựa trên hồ sơ của số đông người.

Công việc này, tương tự như chuyên gia kinh doanh, thuần phục sử dụng bảng tính, cơ sở dữ liệu và phần mềm thống kê để tiến hành phân tích của họ. Ngoài ra, họ phải có các kỹ năng mạnh mẽ về viết, thuyết trình và thuyết phục để đảm bảo sự hỗ trợ của đồng nghiệp cho các đề xuất của họ.

6. Đại diện Tuyển sinh Đại học

Các sinh viên chuyên ngành kinh doanh, những người quan tâm đến việc làm việc trong một môi trường đại học nên xem xét lựa chọn một vị trí trong văn phòng tuyển sinh. Nhân viên tuyển sinh cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục mạnh mẽ của ngành kinh doanh để tiếp cận với sinh viên tiềm năng.

Họ phát triển các kế hoạch marketing để quảng bá một cách có chiến lược cho trường đại học và khuyến khích các đơn nhập hơn. Nhân viên tuyển sinh, tương tự như một chuyên ngành kinh doanh, phải cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong các dự án và để cung cấp các chương trình.

Tuyển sinh đại học về cơ bản là một vị trí bán hàng cho một trường đại học, vì vậy các sinh viên chuyên ngành kinh doanh với một nền tảng vững chắc trong bán hàng và marketing và với một tính cách cởi mở có thể thành công trong lĩnh vực này.

7. Giảng viên ngành Kinh doanh

Giảng dạy học sinh phổ thông về thế giới kinh doanh là một lựa chọn cho các sinh viên chuyên ngành kinh doanh, những người mà đồng thời hoàn tất các yêu cầu cần thiết  cho hoạt động giảng dạy.


Sinh viên có kiến thức rộng rãi về marketing, quản lý, tài chính và kế toán có thể thực hiện vai trò này một cách hiệu quả. Phát huy kĩ năng giao tiếp và ứng xử là điều cần thiết để có thể thu hút học sinh.

Lập kế hoạch và trình bày các bài học hấp dẫn là chìa khóa để thành công cả một giảng viên. Các sinh viên có thể dựa trên nhiều phương pháp giảng dạy mà họ đã trải qua trong quá trình học tập của họ.

8. Phóng viên mảng Kinh doanh

Truyền thông in ấn, phát sóng, và điện tử tất cả cung cấp thông tin rộng lớn của các sự kiện và phát triển trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính. Sinh viên chuyên ngành kinh doanh học cách phân tích các công ty và các ngành công nghiệp và soạn tóm tắt bằng văn bản về những phát hiện của họ, như một phóng viên thực thụ. Họ phát triển các kỹ năng giao tiếp và trình bày để truyền tải nội dung rõ ràng về thế giới kinh doanh.

Thế nên nếu bạn là người yêu thích kinh doanh nhưng muốn bàn luận về kinh doanh hơn là thực hiện việc kinh doanh thì công việc phóng viên mảng kinh doanh có thể là sự lựa chọn đúng đắn của bạn.

9. Luật sư công ty

Các luật sư thực hành luật doanh nghiệp hoặc kinh doanh có lợi thế từ kiến thức rộng rãi về các thể loại kinh doanh và kinh nghiệm thực tiễn từ ngành kinh doanh. Sinh viên ngành kinh doanh phát triển một nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực về pháp luật công ty như phá sản, chứng khoán, hợp đồng, sáp nhập, thu mua, kế thừa kinh doanh, và thành lập. Các kỹ năng nghiên cứu, viết và thuyết trình trong khi học kinh doanh giúp các luật sư công ty thực hiện công việc của họ tốt hơn.

Sinh viên chuyên ngành kinh doanh có hồ sơ học tập và điểm LSAT xuất sắc có thể được nhận tại các trường luật danh tiếng.

10. Quản trị Chăm sóc sức khoẻ

Các quản trị viên trong lĩnh vực y tế phải có kiến thức về kế toán, ngân sách, nguồn nhân lực, marketing, quản lý, luật kinh doanh, đạo đức và công nghệ thông tin, tất cả các môn học trong giáo trình kinh doanh. Ngoài ra, các kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, phân tích và thuyết trình trong ngành kinh doanh cũng rất quan trọng đối với sự thành công của một quản trị viên chăm sóc sức khỏe.

 

 

 

 

Nhiều sinh viên chuyên ngành kinh doanh hứng thú đến lĩnh vực này sẽ tiếp tục nghiên cứu về quản lý chăm sóc sức khỏe

Những kỹ năng của một sinh viên chuyên ngành Kinh doanh

Giải quyết các vấn đề kinh doanh và đề xuất các giải pháp giúp sinh viên tăng cường tư duy phản biện và kỹ năng phân tích của họ. Họ học cách sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để thu thập, sắp xếp và trình bày dữ liệu cho các bài thuyết trình và bài viết.

Kiến thức thu được trong các môn học chính như marketing, quản lý, quản lý nguồn nhân lực và kế toán chuẩn bị cho các sinh viên chuyên ngành kinh doanh có thể dẫn dắt những người khác tại nơi làm việc. Với các lớp học như luật kinh doanh và đạo đức kinh doanh, sinh viên có được quan điểm pháp lý và đạo đức về thế giới xung quanh họ. Ngoài ra, sinh viên kinh doanh còn có được cái nhìn khái quát toàn cầu và trân trọng các giá trị đa dạng trong khi học kinh doanh của những nền văn hóa khác nhau

 

 

 

Bình luận trực tiếp hoặc để lại số điện thoại để được hỗ trợ

icon commnet
X
Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*

Sự kiện

Những công việc tốt nhất cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh

face

Đăng ký ngay !

icon dk